On mic: GLOBAL, LOCAL và những chuyện “xôi thịt” từ bộ 3 đi làm không vì mỗi lương

0

Sau thành công buổi On-mic đầu tiên của Matthew và Mop Lê – Sinh viên học chuyên môn, ra trường sẽ kiếm bộn! Được truyền động lực rất nhiều bởi các bạn, nên mình và anh Mop cùng mời một vị khách mời đặc biệt đến từ vị trí Shopee Ads hơn 3 năm và hiện tại đang là nắm chức Senior Marketing tại tập đoàn Zalo. 

Trang chủ >> Chia sẻ >> Góc nhìn >> On mic: GLOBAL, LOCAL và những chuyện “xôi thịt” từ bộ 3 đi làm không vì mỗi lương

Cùng Matthew bước vào câu chuyện đặc biệt và cuốn hút này nhé! 

— 

>>> Nghe lại ngay podcast buổi Onmic thứ 3 ngay đây nhé cả nhà: On mic: GLOBAL, LOCAL và những chuyện “xôi thịt” từ bộ 3 đi làm không vì mỗi lương

>>> Cùng tham gia group của Matthew để cập nhật các blog mới nhất nhé! – Tại đây!

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'MooleApp GLOBAL, LOCAL VÀ NHỮNG CHUYỆN "XÔI THIT" TỪ BỘ 03 ĐI LÀM KHÔNG VÌ MáI LƯƠNG By Matthew Le SEO f Dành cho Đối tượng first jobber, đang lựa chọn hướng cho nghiệp hoặc Sinh viên đang chọn mảng kiến thức ổng hợ học hỏi. Giúp người nghe chọn được lô trình theo Ä‘á nhất đáp người tạo tranh uận, chia phần: Lựa chọn trí sự nghiệp mục tiêu, tầm sư đạo, đo lường bứt phá trong công việc. Listen on Spotify Message Website'

Sơ lược về câu chuyện dành cho Đối tượng first jobber, đang lựa chọn hướng đi cho sự nghiệp hoặc Sinh viên đang lựa chọn mảng kiến thức tổng hợp để học hỏi. 

Giúp người nghe lựa chọn được lộ trình theo góc độ xôi thịt nhất với hình thức hỏi đáp 3 người & tạo tranh luận, chia làm 3 phần: Lựa chọn vị trí sự nghiệp mục tiêu, tầm sư học đạo, đo lường & bứt phá trong công việc.

—-

Mình tạm bỏ qua phần giới thiệu và trực tiếp đi thẳng vào câu chuyện luôn nhé cả nhà. Rất nhiều điều đáng mong chờ trong bài recap này đó! 

* Lưu ý: Bài recap chỉ note lại một phần, Matthew khuyên bạn nên nghe podcast để có thể trải nghiệm một cách hoàn hảo nhất!

Round 1: 02 câu, Lựa chọn vị trí mục tiêu

1. Hỏi cả 2: Hãy kể lại vị trí gần nhất & khó khăn lớn nhất

Câu trả lời của Matthew: Vị trí gần nhất mình đạt được là Marketing Manager cho 2 công ty SME, áp lực thì nhân đôi, và lúc đó mình cũng hơi tham khi nhận cho cả 2 công ty. 1 công ty về đồ gia dụng chuyên bán lẻ (mảng tốt nhất của mình), 1 công ty bán đồ vệ sinh, máy móc vệ sinh nhưng lại chuyên về B2B (mình gần như mù tịt). 

  • Lúc đó mình thực sự rất khó khăn khi đứng giữa 2 sự lựa chọn, 1 là buông bỏ – 2 là cày bừa như trâu chó để đạt được thành tựu. Thì nhìn lại đến bây giờ mình cũng vẫn giữ vững được vị trí ở 2 công ty này ổn định.
  • Công ty B2B mình còn xây dựng được thêm 1 mảng là bán lẻ cho công ty để chống đỡ trong đợt dịch này và công ty đồ gia dụng thì đạt được thành tựu là 500t doanh số/tháng, vượt KPI ban đầu của các sếp. Mình nghĩ đó là từ những khó khăn để đạt tới thành công. 

Câu trả lời của Nhật: Ad Operation Specialist at Shopee. 

  • Khó khăn lớn nhất: owner project về impact performance team bằng việc chủ yếu làm một mình và phải hoàn thành trong thời gian sớm
  • Khó khăn thì nhiều nhưng khó khăn lớn là khi owner/lear 1 project quan trọng trong team, có ảnh hưởng lớn đến revenue/doanh thu của cty về mảng Quảng cáo trực tuyến

2. Hỏi cả 2: Vì sao bạn chọn công ty lớn/ nhỏ để bắt đầu sự nghiệp mình?

Câu trả lời của Matthew:

  • Mình học trên trường không giỏi, và mình nghĩ là vô công ty GLOBAL đòi GPA cao lắm nên mình cũng chưa đăng ký. Với 1 phần mình cũng nghĩ là mình chưa đủ kinh nghiệm để tham gia các công ty tập đoàn lớn. 
  • Khi mà mình đi làm, các anh chị khuyên mình nên bắt đầu tư các công ty nhỏ trước đã và như mình nói bên trên, từ các công ty nhỏ gom góp các case study thành công để gặt hái nhiều điều lớn lao hơn. 
  • Ngoài ra, ở vị trí công ty nhỏ, bạn phải đảm nhận rất nhiều công việc, đưa cho bạn nhiều góc nhìn cũng như lượng kiến thức khác nhau để bổ sung liên tục. Thử thách liên tục như vậy sẽ tạo ra những giải pháp và sự chuẩn bị cho kế hoạch để đảm bảo bạn không bị rơi vào bất cứ tình huống rủi ro nào. 

Câu trả lời của Nhật:

  • Vì mình làm qua nhiều cty nhỏ, và đa số phòng marketing bé cũng như độ phát triển cty không nhanh và budget lớn nên mình quyết định vào các cty lớn/global. Chuyên môn hóa+Budget+Process.
  • Tại sao chuyên môn hóa mà workload vẫn nhiều, vì ngoài scope làm hiện tại và duy trì nó tốt còn phải build thêm và join vào các project initiative để phát triển revenue cho business/team hơn

Round 2: 03 câu, mức độ Lựa chọn công cụ & lộ trình mẫu  

1. Hỏi cả 2:  Từ newbie lên senior  

Câu trả lời của Matthew:

Ở tuổi còn rất trẻ, đạt được một vị trí cao cũng rất khó khăn và mình dần nhận ra được, để đạt được vị trí cao hơn với một cách nhanh nhất chính là kiếm case study để show off cho nhà tuyển dụng hoặc khách hàng. 

Mình bắt đầu tích góp các case từ nhỏ đến lớn từ rất sớm và điền vào CV hay portfolio của mình. Từ những dự án 2tr đồng đến dự án 1 tỷ đồng, tất cả những điều này mình tìm được các quy trình cụ thể để xử lý, các rủi ro và tình huống cần triển khai (từ nhiều vị trí khác nhau, cho bạn rất nhiều góc nhìn mới). Sau đó khi có đủ các case study, apply một vị trí mới sẽ cho bạn đủ sức, kiến thức và sự phòng bị cần có để bắt tay vào làm. 

Câu trả lời của Nhật: 

  • Làm tốt công việc mình đang vận hành: luôn tinh thần hết mình với công việc, muốn làm những cái mới và xung phong đề xuất sếp để làm, luân chuyển nhiều vị trí và role khác nhau trong team để tăng chuyên môn và góc nhìn trong công việc.
  • Từ việc thay đổi role khác, mình được owner project quan trọng và đạt được achievement nhất định, team và sếp ghi nhận achievement đó ảnh hưởng đến KPIs của team
  • Ngoài ra việc trau dồi kiến thức và kỹ năng thường xuyên, như việc bạn làm việc với team Data (BI) thường xuyên nên mình đã trang bị các kiến thức liên quan đến data bằng việc tự bỏ tiền đi học và tập code để hiểu thinking process của 1 bạn làm data. Từ đó công việc thuận lợi và nhanh chóng hơn dẫn đến việc được owner 1 project quan trọng
  • Làm màu (Make color), phụ thuộc vào sếp và việc thay đổi sếp, các stakeholder xung quanh mà mình làm thấy impact của project (Regional, các team liên quan và Agency làm việc cho mình) 

2. Hỏi Matthew: Cách tầm sư học đạo với ae cộng đồng ra sao 

  • Câu trả lời của Matthew: Câu chuyện cũng rất đơn giản là show up những điều mình hiểu biết (đừng ngại ngần giấu bài hay chia sẻ) -> Cứ đưa ra và viết 1 cách chỉnh chu và đầy đủ những điều gì mình cảm thấy tâm đắc nhất có thể. Và mình đăng chúng vào các cộng đồng mục tiêu. 
  • Dù ít hay nhiều sẽ có nhiều người cảm ơn và thích đọc bài của bạn nếu nó giúp ích cho công việc hay cuộc sống của người khác. Mọi người có thể theo dõi thêm các bài blog trong trang web: matthewle47.com của mình.
  • Sau khi mình viết và đơn giản đăng lên các group thì có rất nhiều anh chị để ý, hỏi thăm và muốn nói chuyện với mình. Tất cả mối quan hệ khoảng 2 tháng gần đây là phát sinh kiểu vậy, một vài mối quan hệ mình đang hợp tác một số dự án nho nhỏ, nếu thành công có thể tiến xa hơn. 
  • Ví dụ, ngay từ đâu mình chỉ làm blog chơi chơi, nhưng có nhiều anh chị nhắn tin và nói chuyện với mình, mở rộng chủ đề sang việc viết ebook, chia sẻ lên video, tạo ra các nội dung giá trị khác khiến mình như được mở rộng tầm mắt…. 
  • Ngoài ra, trong đợt dịch COVID này, chỉ đơn giản kiếm cộng đồng để seeding bài viết, mình cũng kiếm được rất nhiều group bổ ích và giá trị cho bản thân và công việc của mình. Nếu như trước đây mình cũng không rảnh ngồi research, các group có buổi tổ chức về khóa học free hay bài viết cực hay cho dành cho công việc. 
  • Ngoài ra, đối với ai hồi trước nghe bài On-mic đầu tiên của mình thì muốn tạo ra mối quan hệ thì bạn phải có giá trị, và chính những giá trị bài viết mình chia sẻ là chất xúc tác để liên kết những người mình, có khi là idol của mình. (ví dụ anh Lê Anh Tuấn, Tô Nguyễn Trọng Nhân,…) 

3. Hỏi Nhật: kể về cách tầm sư học đạo trong chính cty global đã làm 

  • Trong cty: sếp, đồng nghiệp, các anh chị phòng ban liên quan (ăn trưa trò chuyện tìm hiểu), tham gia chương trình mentorship trong cty, học hỏi từ các lớp của team L&D trong cty tổ chức và hỏi thêm các trainer từ lớp học
  • Ngoài cty: tham gia cộng đồng UAN (Bui Quang Tinh Tu đầu ngành digital marketing), có những người anh chị đi trước có thể hỏi thăm về ngành. Ngoài ra chủ động tham gia các chương trình mentorship như UAN mentorship và Give it back. 2 chương trình này giúp cho mình có được 2 mentor xịn về 2 mảng mình đang muốn tìm hiểu thêm là về Retail marketing và Product management.

Round 3: 02 câu, mức độ Đo lường & tiếp tục phát triển bản thân 

1. Hỏi cả 2: Cách bạn đặt KPI

Câu trả lời của Matthew: 

  • KPI bản thân mình ban đầu là mức thu nhập hàng tháng như mình đã chia sẻ, từ mức thu nhập khoảng 5tr và tịnh tiện dần khi mình đã đạt được mốc đó. 
  • Nhưng đó không phải là tất cả, nếu cứ chạy theo tiền bạc thì đến một lúc nào đó, bạn gần như đã chạm tới giới hạn của mình và mình nghĩ lúc đó mình cần một đòn bẩy thực sự lớn để vượt qua bản thân.
  • Nhưng đòn bẩy đó sẽ tới khi bạn đến một vị trí đầy thách trong công việc, khi bạn gặp một trường hợp khó khăn mà bạn chỉ có 2 lựa chọn, vượt qua hay sụp luôn thì lúc đó là những cơ hội được tạo ra dành riêng cho bạn, tạo được đòn bẩy trong cuộc sống. 
  • Mình có nhớ là Tim Cook có một bài phát biểu rất hay ở Harvard là ông đạt đến thành tựu được Apple vượt qua vốn giá trị 2000 tỷ đô và thành công như hiện tại. Chính là sự thành thức bản thân và tạo ra nhiều đòn bẩy trong cuộc sống. Mỗi lần đạt được vị trí mới là ông phải cố hết sức gấp nhiều lần, và điều gì cũng có thể làm được nếu bạn đủ thời gian cho nó. Ông tốt nghiệp là 1 kỹ sư công nghiệp lấn sân sang marketing, kinh doanh, vật lý học, thiết kế,… tất cả mọi thứ ông đều dành thời gian để tìm hiểu. Chỉ vậy thôi, bạn dành đủ thời gian cho 1 điều gì mới đủ để bạn đạt được nó. 
  • Còn KPI cho bản thân, không biết bạn là đã đọc 1 bài viết nhỏ của mình về “Cách để rút ngắn thời gian trở thành chuyên gia nhanh nhất có thể”. Bài viết này thực sự rất hay, mình có thể tóm tắt bằng 3 quy tắc: Cộng – trừ – bằng. Ngắn gọn là cộng bạn phải kiếm được mentor cho mình (bất cứ thứ gì) – bằng là tạo được môi trường (bạn bè,…) và trừ chính là giải thích và lặp lại liên tục. Một điều nữa là chia nhỏ mảnh kiến thức ra thành nhiều KPI (mình gọi đây là micro skill)… 

Câu trả lời của Nhật:

  • KPIs của mình thực ra dựa trên mô hình T-shapes, mình có định hướng là 1 Marketing Director theo hướng Digital oriented, từ đó vẽ ra các skill set và mindset cần fulfill. Mình sẽ đặt các priority đó để học hỏi cũng như trải nghiệm. Ví dụ các skill mình cần bổ sung, mình có thể trải nghiệm qua việc làm cộng đồng ở UAN (CRM) hoặc các project bên ngoài freelance để trau dồi thêm hoặc học hỏi từ các expert mình quen biết trong ngành

2. Hỏi cả 2:  Những đòn bẩy bứt phá trong công việc 

Câu trả lời của Matthew:

Câu hỏi này chắc chỉ lặp lại những điều mình đã nói và giải bày thôi. Trong suốt 4 năm đại học của mình thì có 3 đòn bẩy lớn nhất để mình triển khai. 

  • 1) Khi mình bị đuổi việc vì yếu kém: mình nhận ra mình kém thật, điều này cho mình một góc nhìn khác về bản thân và trau dồi hơn nữa. Lăn xà và mình biết được một điều, là mất việc không phải là tất cả bởi có rất nhiều cánh cửa khác mở ra khi một cánh cửa đóng lại
  • 2) Khi mình rơi vào đường cùng (mắc nợ + mất nguồn thu nhập): Đây là điều đặc biệt bởi nó chạm tới ngưỡng sinh tồn của mình, tới mức này mình sẽ làm mọi cách để thoát khỏi vùng nguy hiểm. Sau đó mình còn học thêm được một đức tính rất là thú vị “buông bỏ những điều không cần thiết trong cuộc sống”. Mình áp dụng được trong cả cuộc sống về đồ dùng, trạng thái tinh thần cũng như mối quan hệ không cần thiết. Cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 
  • 3) Khi mình đạt được một vị trí cao: Mình nghĩ đây là áp lực ai cũng có trong cuộc sống, một vị trí mới là một thử thách mới. Nếu bạn buông bỏ, rất khó có cơ hội thứ 2 hoặc mình biết rất lâu nữa mình mới có cơ hội này. Nếu mình bỏ hiện giờ, gần như mọi cố gắng mình bấy lâu nay lại phải lùi thêm vài năm nữa. Nên dù mình đang đi học, đi làm, thì mình vấn chấp nhận thử thách và dành thời gian ra cho nó. Vậy thôi. 

Câu trả lời của Nhật:

  • Được luân chuyển sang vị trí khác và học nhiều hơn, làm nhiều để hoàn thành được Goal mà vị trí làm. Ví dụ owner 1 project: chịu trách nhiệm hoàn toàn cho project quan trọng giúp tăng revenue cho cty trong thời gian ngắn và vẫn đảm bảo hiệu quả như trước. 
  • Catch up 1:1 – Feedback 1:1 (review cuối năm) cùng với sếp: nhìn nhận lại bản thân đang còn thiếu và làm tốt điều gì. Ngoài ra hỏi và được sếp tư vấn về career path giúp mình hiểu rõ mình cần gì và phát triển gì hơn (Từ câu chuyện owner project và phải đi học thêm Data để có thể vận hành project tốt nhất)
  • Gặp Mentor: mentor cũng hỏi định hướng và tại sao lựa chọn công việc ấy, và các câu hỏi tại sao khác giúp mình lung lay hơn về hướng đi và phải quyết liệt hành động để trải nghiệm nó để có được câu trả lời tốt nhất cho bản thân

Câu hỏi khán giả

Do thời gian có hạn và câu chuyện kéo dài hơn 2 tiếng nên chỉ có duy nhất 1 câu hỏi đến từ bạn Khương, hiện tại bạn đang làm leader Ecom cho 1 công ty SME. Bạn có một câu hỏi là “Hiện em muốn deal lương với sếp thì không biết em nên làm cách nào để tốt nhất các anh nhỉ?” 

Câu trả lời của Matthew: 

  • Câu chuyện này cũng mới xảy ra với mình cách đây 2 tháng, mới đầu vào vị trí Marketing Manager mình deal mức lương thấp hơn thị trường rất nhiều bởi mình biết hiện tại mình đang cần cơ hội hơn là mức lương. Nhưng khi đã đạt được thành công 3 tháng liên tục thắng lớn về doanh thu ở công ty (500tr/tháng) mình quyết tâm deal lại về mức lương và thưởng ở công ty này. 
  • Tuy nhiên trước khi deal mình cần phải chuẩn bị kỹ 3 điều: Xác định mức lương + thưởng mình mong muốn và hài lòng trong 1 năm nữa; Giá trị bản thân như nào và đem lại gì cho công ty; Đề xuất tăng lương cùng cam kết về trách nhiệm cho công ty lâu dài. 
  • Chỉ với 3 điều này và chắc chắn bạn luôn có trường hợp backup nếu bạn không deal được lương thì bạn cũng không sợ bị công ty đuổi việc vì trình độ cũng như case study của bạn chắc chắn phải có thật, để sang 1 công ty khác nếu bất mãn 

Câu trả lời của anh Nhật 

  • Đến từ vị trí công ty Global thì nó sẽ theo một quy trình nhất định, không phải em muốn tăng ngay mà được. Thì khi anh mới vào công ty, mức lương của anh cũng rất thấp hơn so với năng lực cũng như thị trường nhưng anh tự nguyện vào đấy bởi anh luôn yêu thích Ecom và học hỏi được nhiều ở vị trí này. 
  • Sau khi đến ngày được tăng lương thì anh cảm thấy mức lương này không phù hợp đúng với giá trị bản thân đóng góp trong thời gian qua nên anh quyết định trình báo với đội ngũ HR cũng sếp mình. Giải trình về giá trị đóng góp của bản thân cho công ty, các case study thành công và chính mình leader, và anh biết anh cũng chuẩn bị trường hợp backup là sẽ nghỉ ở công ty nếu mình không đạt được mức lương phù hợp. 
  • Tuy nhiên, rất may mắn và sự giải trình thỏa đáng, đội ngũ HR sau khi xem xét lời đề nghị của anh đã trình báo với bộ phận cấp trên và phê duyệt việc tăng lương + thưởng. Đó là cách anh luôn chủ động ngay trong vấn đề deal lương ở quy trình Global 

Câu trả lời kết thúc cũng là lúc chương trình được khép lại. Thực sự Matthew cảm thấy đây là chương trình rất giá trị đem lại góc nhìn cho cả 2 môi trường Global và Local cực kỳ sâu sắc. 

Rất mong bài recap trên sẽ giúp ích cho bạn về công việc, cũng như đóng góp chút ít cho cuộc sống cũng như góc nhìn một cách đầy tích cực cho bạn. Hẹn các bạn buổi Onmic tiếp theo cùng Matthew nhé! 

Nếu bạn thích chủ đề này có thể donate momo cho mình, một chút món quà nhỏ nhắn này sẽ giúp mình có tiền cafe sáng mỗi ngày, viết những bài viết hay ho dành tặng cho bạn. 

Momo: 0766462292 – Lê Tuấn Nghĩa

Xin cảm ơn

Các bài viết mọi người có thể đọc thêm:

>>> Làm gì để “sinh tồn” trong ngành Digital Marketing
>>> Học lấy chứng chỉ trong mùa dịch hoàn toàn miễn phí. Tại sao không? 
>>> Mình đã kiếm 100 triệu trong vòng 50 ngày như thế nào?
>>> Để thành công trong 50 năm nữa, chúng ta sẽ làm gì?
>>> Xây dựng ý tưởng Digital Marketing chỉ với 5 bước đơn giản

 Matthew Le

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *