Mục lục
Một vài điều chỉ cần để ý một chút là bạn được sếp và đối tác đánh giá rất cao trong công việc. Vậy đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Trang chủ >> Chia sẻ >> Góc nhìn >> Làm gì để sếp đánh giá cao?
Hồi trước, mình có lướt qua một câu chuyện nhỏ trên Facebook, đại ý là bạn A được thăng chức và bạn B thì không, mặc dù bạn B làm lâu năm hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong công ty. Lúc ấy, bạn B có thắc mắc với sếp tại sao và sếp nhanh chóng đưa 1 nhiệm vụ cả 2 bạn phải hoàn thành, mình không nhớ rõ, nhưng có thể bịa ra là “Có khách hỏi mua hàng ở Brazil, hãy chăm sóc họ”.
- Bạn B nhanh chóng gọi điện và biết được, khách muốn đặt gì và nhanh chóng báo sếp một cách tự hào
Nhưng bạn A, đến tận hôm sau mới báo với các thông tin rất chi tiết:
- Khách Brazil muốn đặt sản phẩm X, nhưng em có cross sale sản phẩm Y, và Up Sale lên sản phẩm Z, khách Brazil cũng rất hứng thú
- Khách Brazil muốn trực tiếp xem sản phẩm và có thể hợp tác lâu dài với công ty, nên em có đề xuất một cuộc gặp mặt với sếp và các phòng ban để chuẩn bị (Em đã lên kế hoạch chi tiết, book phòng và vé máy bay cho khách để tiếp đãi)
- Ngoài ra, em có note đầy đủ thông tin của khách Brazil mà em kiếm được (nhân khẩu học, nghề nghiệp, mong muốn sản phẩm sử dụng,…) sếp có thể tham khảo
Lúc này, chúng ta có thể thấy rõ, lí do vì sao mà sếp thăng chức cho bạn A mà không phải bạn B và đúc rút được rất nhiều ý hay cả trong nghề quản trị lẫn tư duy tích cực.
Một câu chuyện tuy nhỏ nhưng mở rộng rất nhiều góc nhìn cho mình với mindset làm việc hiệu quả. Bởi trong tư duy nhỏ bé của Matthew thì “Trước khi làm sếp tốt, thì làm nhân viên cho thật tốt”.
Tuy nhiên khi bắt đầu có nhân viên và làm việc với họ thì mình nhận ra rất nhiều vấn đề bởi không ai có tư duy giống như ai, đặc biệt thế hệ trẻ sau 2000 hiện nay (mình không đánh đồng tất cả, chỉ góc nhìn của mình khi làm việc) thì có quy trình hơi cẩu thả. Một số note mà mình tự đánh giá được và mong muốn ai cũng có thể cải thiện để có góc nhìn một nhân viên tốt và tư duy tốt thì nên có những hành động và phát triển như nào.

>>> Đọc thêm: 3 vấn đề gây “nhức nhối” nơi công sở
Cách đặt câu hỏi
Một vấn đề quan trọng của nhiều bạn là rất thiếu kỹ năng đặt câu hỏi (Mình hồi trước cũng vậy mà giờ đỡ rùi). Không chỉ quan trọng trong vấn đề giao tiếp và tiếp nối câu chuyện mà đỡ khiến người khác cảm giác phiền hà. Vậy nó như thế nào?
Mình thích đặt ví dụ cho đơn giản hóa vấn đề:
Ví dụ sếp bạn muốn báo cáo về việc chạy quảng cáo Facebook mà bạn chưa biết gì đừng có hỏi sếp ngay (kể cả sếp có kinh nghiệm chạy quảng cáo lâu năm. Những câu hỏi rất vớ vẩn như:
“Anh ơi CPC là cái gì vậy anh?”
“Anh ơi em chạy quảng cáo như thế nào”
Hoặc đại loại như vậy, các nhóm câu hỏi mà có thể research trên Google ra ngay (kỹ năng này quan trọng không kém nhé) hoặc mấy câu hỏi chung chung không ra được vấn đề, hoặc bắt sếp phải tìm kiếm cho bạn cực kỳ phiền hà, và có cảm giác bạn không xứng đáng được nhận nhiệm vụ này. Thay vào đó, giải pháp đúc rút trong vấn đề này là gì?
- Tìm kiếm đầy đủ thông tin trước khi hỏi, nếu cái nào không thể tìm kiếm được hoặc đọc mãi không hiểu thì hẵng hỏi (trước khi hỏi sếp thì hỏi những người quen biết mình đã).
- Hỏi một cách đưa ra lựa chọn với sếp (Ví dụ: Anh ơi em có tìm hiểu thông tin về cách chạy quảng cáo, em nghĩ là chạy quảng cho fanpage A sẽ hiệu quả hơn fanpage B vì lí do XYZ, theo kinh nghiệm và góc nhìn của anh thì anh nghĩ như thế nào?)
Hãy đặt câu hỏi như nào khiến sếp nhận ra được vấn đề và đưa ra giải pháp, lựa chọn ngay tức khắc. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian của sếp cũng như cảm giác khó chịu và phiền hà khi hỏi những câu hỏi chung chung.

Tư duy đào sâu vấn đề
Một vấn đề khác mà mình muốn nêu lên chính là việc các bạn coi nhiều công việc sếp giao là vớ vẩn, là không trọng dụng mình. Mình ra trường với bằng marketing và 4 năm học thì phải được làm những gì cao siêu là cách lập kế hoạch truyền thông, đề xuất ý tưởng TVC hay những gì khác.
Với tư duy này mình rất bực mình với nhiều bạn, một ví dụ mà mình mới gặp gần đây khi giao việc cho 1 bạn set flash sale cho chương trình thì bạn ấy bảo “Có gì sau anh giao cho em công việc tốt hơn đi, set flash-sale hoài chán lắm, công việc này để bạn khác làm cũng được mà”. Mình thất rất ngạc nhiên và đặt vài câu hỏi cho bạn ấy:
- Vậy em biết set flash sale khung thời gian nào hiệu quả nhất không?
- Mỗi lần set flash-sale doanh thu khoảng bao nhiêu, em so sánh doanh thu từng đợt và hàng tháng chưa và giải thích giúp anh lí do tại sao nó thay đổi như vậy?
- Đối với bên mình, set flash-sale sản phẩm nào là hiệu quả nhất và tại sao nó lại như vậy?
- Em có thể cho anh biết set flash-sale thì chỉ số về traffic, lượt xem hàng, đơn hàng và giá trị từng đơn hàng qua các đợt khác nhau như nào và giải thích lí do được không?
Rất may mắn là chỉ một vài câu hỏi đơn giản nhưng cũng giúp bạn nhận ra được vấn đề là không có việc nào là vớ vẩn. Công việc vớ vẩn là mình chưa đủ tư duy để đào sâu được vấn đề cho ra nhẽ. Bất cứ công việc nào cũng như vậy, việc đăng shopee feed hay set bài viết Facebook có thể rất nhàm chán nhưng nếu chúng ta có một chút tư duy đào sâu hơn chút:
- Lý do tại sao đăng giờ này lại hiệu quả nhỉ?
- Mình có thể tham gia chương trình nào để khuếch đại số lượt reach không?
- Tại sao bài viết này kém chất lượng, tại sao bài viết kia lại hiệu quả?
Tất cả những câu hỏi và tư duy đào sâu vấn đề đó chính là điểm nhấn và tạo được ấn tượng tốt cho sếp mình, được giao các trọng trách lớn hơn. Đây cũng là một điều mình tự hào mình nhận ra từ câu chuyện nhỏ mình có kể bên trên.

Tự mình xây dựng một quy trình làm việc cụ thể và ngăn nắp
Chính bản thân khi mình làm việc thì mình cảm giác thật sự rất lộn xộn, với một công việc freelancer như mình tiếp xúc được hàng chục khách hàng khác nhau, mỗi người gửi một vài file công việc, người thì gửi bằng google sheet,… thật sự nếu không có một hệ thống làm việc chuẩn chỉnh thì rất dễ bị rối loạn.
Bất cứ khi sếp hoặc đối tác gửi file nào, bạn hãy tự hệ thống cho mình bộ tư liệu để dễ dàng tìm kiếm một cách ngăn nắp. Như vậy vừa tiện cho bạn tìm kiếm nhanh nhạy mà còn được đánh giá rất cao trong quy trình công việc.
Một lưu ý nữa là hàng chục đến hàng trăm file gửi hàng ngày, khi sếp hoặc bất cứ ai yêu cầu hoặc đề cập, bạn hãy tranh thủ gửi ngay file đó để dễ dàng tìm kiếm và không bị miss thông tin.
Đây chỉ là một vài ý mình nêu, một quy trình cụ thể có rất nhiều điều để bạn làm và mày mò làm sao tăng được hiệu suất công việc cũng như khiến hệ thống làm việc dễ thở hơn nhiều.
Ví dụ đơn giản về phễu khách hàng, traffic khách hàng từ A đến B đến C và cuối cùng chốt đơn, sau chốt đơn thì có hậu chăm sóc khách hàng thì quy trình làm việc cũng như vậy. Khi sếp giao việc, bạn tranh thủ note ngay công việc, tổng hợp hết thông tin file liên quan tới công việc vào một góc, liên kết lại những bộ phận liên quan và cách triển khai như thế nào.
Vậy dễ dàng hơn đúng không nào!
Đề xuất ý tưởng
Sếp không phải người toàn năng, bất cứ lúc nào sếp muốn đưa cho bạn cái gì là mong bạn tìm hiểu điều đó hộ sếp và đây chính là cơ hội để bạn chứng minh bản thân mình.
Có nhiều bạn hỏi ngay với mình khi giao việc, anh ơi “Nó là như thế nào?” hoặc đơn giản hơn khi bạn hỏi quy trình có file mẫu không làm theo và mình bảo mình không có thì bạn nói thẳng với mình là em không biết làm.
Mình thấy thật sự rất lạ với một vài câu trả lời như vậy, hãy dành một chút thời gian research, ngẫm nghĩ các đề mục liên quan, nếu sếp có kiến thức về vấn đề này hỏi một cách trực quan hơn và đưa ra các option cho sếp dễ dàng lựa chọn.
Điều này cũng thể hiện rằng, bạn đã tìm hiểu rất kỹ vấn đề mà sếp giao, sẵn sàng đề xuất một vài ý tưởng liên quan và xây dựng ra một kế hoạch hoàn chỉnh.
Trên đây chính là một vài mong muốn cũng như điều kinh nghiệm “xương máu” của mình khi làm việc và được nhiều người đánh giá tích cực khi làm việc cùng vì một vài ý trên.
Chỉ cần chịu khó một chút, bạn có thể thăng tiến rất nhanh cũng như ít nhất nhận được sự đánh giá cao từ phía sếp hoặc đối tác của bạn.
Rất mong vài điều trên giúp ích cho bạn trong công việc.
>>> Cùng tham gia ngay group của mình để theo dõi các bài blog sớm nhất: Tại đây!
Nếu bạn thích chủ đề này có thể donate momo cho mình, một chút món quà nhỏ nhắn này sẽ giúp mình có tiền cafe sáng mỗi ngày, viết những bài viết hay ho dành tặng cho bạn.
Momo: 0766462292 – Lê Tuấn Nghĩa
Xin cảm ơn
—-
Các bài viết mọi người có thể đọc thêm:
>>> Làm gì để “sinh tồn” trong ngành Digital Marketing
>>> Cách để rút ngắn thời gian trở thành chuyên gia nhanh nhất có thể
>>> Điều gì khiến sinh viên vượt trội?
>>> Một số vấn đề muốn “cất tiếng” khi học Online
>>> Làm thế nào để tìm kiếm mentor giúp đỡ mình trong thời gian khởi đầu?
Matthew Le
Hi, Mình là Matthew Le với kinh nghiệm 4 năm trong lĩnh vực Digital Marketing. Rất mong các bài viết của mình đóng góp những giá trị hữu ích và góc nhìn mới cho cộng đồng.