Mục lục
Phần lớn các hệ thống Hosting hiện nay đều sử dụng Cpanel để đạt hiệu suất tốt nhất và dễ dàng quản trị nhất. Vậy nó là gì và cách sử dụng như thế nào?
Trang chủ >> Chia sẻ >> Hướng dẫn làm website >> Đăng ký và Cấu hình CloudFlare DNS – Cài đặt SSL trên CloudFlare
>>> Xem lại: Cách đăng ký cấu hình CloudFlare DNS – Cài đặt SSL trên CloudFlare
Cpanel là gì?
Cpanel được coi là hệ thống quản trị Hosting trên nền tảng Linux rất mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Với các tính năng được cập nhật liên tục trên các nền tảng Host ví dụ như Azdigi sẽ giúp bạn quản trị bên trong website cực kỳ dễ dàng mà không cần biết code.
Các tính năng cơ bản của cPanel
Quản lý, cài đặt và quản trị ứng dụng: Người dùng có thể cài đặt ứng dụng, mã nguồn đơn giản và nhanh chóng (WordPress, Drupal, Joomla,…).
Quản lý File: các trạng thái upload, xóa file, chỉnh sửa hay backup đều được quản lý tại đây
Quản lý Domain: Tạo Addon Domain, xóa, chuyển hướng, tạo Subdomain
Quản lý cơ sở dữ liệu: cPanel hỗ trợ tích hợp với phpMyAdmin, hỗ trợ tạo và quản lý Database MySQL và PostgreSQL
Bảo mật: cPanel quản lý SSL/TLS, quản lý truy cập SSH đến server và Whitelist/Blacklist truy cập. Thống kê và Logs
Hướng dẫn sử dụng và tổng quan về cPanel
Nếu bạn sử dụng Azdigi thì có thể truy cập vào phần dashboard của domain => Kéo xuống dưới sẽ thấy hình cPanel như trên.
Mỗi nền tảng Hosting sẽ có vài phần tính năng khác nhau, nên bạn sử dụng Inet, Azdigi hay các Host nước ngoài đừng ngạc nhiên. Tuy nhiên, thông thường các dịch vụ của các Hosting hàng đầu luôn được cập nhật và có dịch vụ tốt nhất.
Để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ đi từ đầu đến cuối của cpanel:
Góc tay bên phải ngoài cùng sẽ là mục ta cần chú ý đầu tiên, bạn xổ dọc hết là thấy toàn bộ thông tin của phần này. Một số điều ta cần quan tâm ở đây:
- Phần GENERAL INFORMATION sẽ là nơi cung cấp thông tin cơ bản về web như domain, địa chỉ IP.
- Phần STATISTICS sẽ là nơi thể hiện dung lượng web
Ngay mục đầu tiên mới truy cập vào Cpanel là mục Email, thông thường mục này chúng ta khá hạn chế sử dụng vì thông thường rất ít khi mình lựa hệ thống email của Hosting. Có 2 tính năng chính chúng ta cần biết trong này là:
- Tạo email với tên miền riêng: Với mỗi domain hosting, chúng ta có thể tạo được các email theo tên miền ví dụ tuannghiadepzai@matthewle47.com
- Quản lý, gửi và nhận email: Giống y hệt ở gmail thì chức năng email của hosting cũng tương tự như vậy
Thay vì sử dụng hệ thống Email của Hosting, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn khác. Ví dụ:
- Sử dụng thông thường là Gsuite (phổ biến nhất rồi), Zoho, Yandex,…
- Gửi email có thể sử dụng một số plugin như SMTP (giới thiệu ở bài plugin nhé)
- Gửi email số lượng lớn (có rất nhiều plugin phục vụ, ví dụ như Mailchimp, Getresponse)
JETBACKUP
Không phải hosting nào cũng có phần này, nhưng đây thực sự là một chức năng cứu sống mình rất nhiều lần khi mà lỡ tay nghịch dại. Nó có thể giúp bạn tái hiện lại dữ liệu cũ nếu chẳng may làm mất hay bị nhiễm virus.
Có rất nhiều cách để bạn backup, backup theo từng file, backup ở mục My SQL hay toàn bộ. Bạn cũng có thể tải xuống toàn bộ dữ liệu của trang web về desktop của mình nếu muốn.
Sẽ có một chuyên đề tiếp theo dành riêng cho phần này, cùng đón chờ phần sau nhé!
FILES
Một phần cũng quan trọng không kém khi chúng ta có thể liên tục truy cập. Ở File Manager là nơi có thể tùy chỉnh tất cả những thứ bên trong website từ chỉnh sửa, xóa, upload. Ở đây cũng là nơi sửa code về theme cũng như website.
DATABASES
Phần thao tác nhiều nhất tại đây là phpMyadmin bởi nơi đây cho phép chỉnh sửa cũng như upload thêm data vào.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hoặc xóa user hoặc database của website tại nơi này. Mình thường hay sử dụng nơi này chủ yếu để đổi mật khẩu, bởi mật khẩu đổi bên ngoài WordPress rất dễ bị lỗi.
DOMAINS
Đây là nơi mà chúng ta quản lý các domain, addon domain, sub domain. Ví dụ khi bạn mua Share Hosting có cái mục là số lượng domain cho host thì chính là Addon Domain. Bạn có thể trỏ nhiều domain về một host và tái tạo website trên nền đất đó.
Lúc này, các domain và tài sản sẽ xuất hiện trên mục public_html ở File Manager. Truy cập là bạn có thể thấy rồi.
Nếu bạn chỉ mua loại Share Hosting chỉ được trỏ 1 domain thì bạn không được Addon thêm Domain nhưng sẽ không giới hạn lượng tạo Subdomain trong Public_html.
Phần mình cần để ý tiếp theo là Zone Editor:
Phần Zone Editor chính là nơi quản lý các DNS Records của từng domain. Để xem IP của hosting đang dùng, chúng ta xem A record của bất kỳ Website nào trên Hosting là chính xác nhất!
Nếu bạn trỏ domain về hosting bằng cách dùng Nameservers của hosting, thì khi cần khai báo các DNS records như CNAME, TXT, MAIL để xác thực các dịch vụ bên ngoài như Email tên miền riêng, Godaddy … ta phải thực hiện tại mục Zone Editor.
METRICS
Thường thì chúng ta không sử dụng nhiều về phần này, bởi đây là phần quản lý thông tin về lượng traffic, truy cập,… chúng ta sẽ sử dụng các phần mềm thứ 3 như Google Analytics hay các plugin khác như Jetpack để quản lý một cách rõ ràng hơn rồi.
SECURITY
Đây là nơi để bảo mật website của bạn, mình sẽ chỉ tập trung một vài phần cần lưu ý:
SSH Access: Đây là nơi hỗ trợ truy cập bằng SSH key vì hệ thống đang sử dụng là Linux Hosting. Đây là tính năng cho phép bạn tạo các dòng lệnh Linux như VPS.
Không phải Hosting nào cũng hỗ trợ SSH Access free, chúng ta sẽ lưu ý phần này.
IP Blocker: Đây là công cụ để chặn các IP spam hoặc tấn công website của bạn. Mình thường đơn giản hơn sử dụng plugin iThemes Security là được.
SSL/TLS: Nếu bạn mua gói SSL của bên khác sẽ phải cài đặt nó tại đây một cách thủ công. Có rất nhiều nền tảng Hosting không tích hợp sẵn Let’s Encrypt thì nhớ đăng ký rồi cài đặt.
SSL/ TLS Status: Đơn giản là bạn check xem website của bạn đã được cái SSL/TLS chưa thôi. Hoặc bạn muốn xóa chứng chỉ SSL tại đây cũng được.
Hotlink Protection: Đây là tính năng để bạn chống copy ảnh hay video. Nếu người khác copy ảnh của bạn và paste lên trang web của họ thì ảnh không hiển thị. Nhưng đây sẽ là con dao hai lưỡi, điểm tích cực là bạn sẽ không lo bị mất ảnh trên website còn điểm tiêu cực nếu nhiều người lấy ảnh của bạn, bạn sẽ được gắn backlinks miễn phí trên trang web của họ. Hiện nay, theo mình để ý đa phần là các website không để chế độ này để backlinks được phổ biến.
Leech Protection: Nó có chức năng phân vai trò của từng user trong cPanel, rất hữu dụng nếu bạn muốn phân quyền.
Two-Factor Authentication: Đơn giản là bạn cần bật 2 lớp bảo vệ trên cPanel của bạn hoặc website.
SOFTWARE
Chúng ta sẽ chỉ cần tập trung một vài phần ở đây vì thường xuyên sẽ truy cập
Softaculous Apps Installer: Đây là nơi để bạn cài đặt các ứng dụng ví dụ như WordPress,…
Select PHP version: Đây là nơi chọn phiên bản PHP (chúng ta sẽ biết trong phần tiếp theo)
Optimize Website: Bật nén Gzip tại đây
ADVANCED
Thông thường thì chúng ta sẽ không đụng phần này, và chính bản thân mình cũng chưa bao giờ đụng. Nếu có ảnh hưởng gì thì nên để outsource bên ngoài thì hơn.
PREFERENCES
Đây là nơi cài đặt, quản lý mật khẩu cá nhân, thay đổi ngôn ngữ trong cPanel.
SOFTACULOUS APPS INSTALLER
Các phần mềm phổ biến sẽ hiện lên ở đây, mình cũng không động ở đoạn này là mấy.
>>> Xem lại: Cách đăng ký cấu hình CloudFlare DNS – Cài đặt SSL trên CloudFlare
>>> Xem thêm: Cách kích hoạt Let’s Encrypt SSL trên Hosting
—-
>>> Bạn có thể tham khảo thiết kế web trên nền tảng Haravan: tại đây!
>>> Sử dụng nền tảng Ladipage để thiết kế ngay: tại đây!
>>> Mua hosting của Azdigi: Tại đây!
Nếu bạn thích chủ đề này có thể donate momo cho mình, một chút món quà nhỏ nhắn này sẽ giúp mình có tiền cafe sáng mỗi ngày, viết những bài viết hay ho dành tặng cho bạn.
Momo: 0766462292 – Lê Tuấn Nghĩa
Xin cảm ơn
>>> Tham gia ngay group của mình để cập nhật các bài blog mới nhất: Tại đây!
Matthew Le
Hi, Mình là Matthew Le với kinh nghiệm 4 năm trong lĩnh vực Digital Marketing. Rất mong các bài viết của mình đóng góp những giá trị hữu ích và góc nhìn mới cho cộng đồng.