Affiliate Marketing – Nghề tay trái ai cũng làm được 

0

Dạo gần đây, có nhiều bạn hỏi mình về cách triển khai một công thức Affiliate đúng đắn và cách nào để kiếm thêm một nghề tay trái hiệu quả. Sau một hồi quyết định thì mình muốn viết một bài viết nhỏ xoay quanh cách triển khai Affiliate Marketing, mong giúp đỡ phần nào về định hình tư duy một nghề tay trái hay ho này. 

Trang chủ >> Chia sẻ >> Marketing >> Affiliate Marketing – Nghề tay trái ai cũng làm được 

Tiềm năng phát triển thần tốc của Affiliate Marketing 

Affiliate Marketing được hiểu đơn giản là một cách marketing của các nhà cung cấp, thay vì mất tiền cho các nền tảng quảng cáo thì có thể nhờ các nhà phân phối để quảng cáo hộ bằng cách chiết khấu sản phẩm khi các bạn nhà phân phối bán ra. 

Ví dụ dễ hiểu hơn, mình có sản phẩm X giá 30.000 đồng, giờ thay vì bỏ ra 5000 đồng quảng cáo trên Facebook thì mình bỏ 5000 đồng này cho bạn A nếu bán đơn hàng X thành công, tương tự một hình thức CTV. Nhưng triển khai theo quy mô rộng hơn và tận dụng được tối đa nền tảng các các bạn nhà phân phối (A). 

Chỉ mới vài năm gần đây, Affiliate Marketing dường như bùng nổ tại Việt Nam với các nền tảng hỗ trợ cực kỳ mạnh mẽ như Accesstrade, Adflex,.. Cùng với đó, các nền tảng thương mại điện tử với các nhãn hàng cũng sẵn sàng chi trả tiền Affiliate cho các nhà phân phối (Publisher) để quảng bá nền tảng của mình, hiệu quả hơn hẳn phương thức chạy quảng cáo như tư duy thông thường. 

Một số thông tin nổi bật từ Affiliate Marketing mình tổng hợp từ nhiều nguồn:

  • 15% tổng doanh thu quảng cáo trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số là nhờ vào tiếp thị liên kết. 
  • Các chương trình liên kết tạo ra 15% –30% tổng doanh thu cho các nhà quảng cáo. Hơn 50% traffic do đơn vị liên kết giới thiệu đến xuất phát từ thiết bị di động. 
  • Chi tiêu tiếp thị liên kết hàng năm ước tính khoảng 12 tỷ đô la và dự kiến sẽ tăng 10% trong năm 2021. Thúc đẩy chuyển đổi và tăng mua hàng là hai mục tiêu chính của 79% nhà tiếp thị trong năm 2020. 
  • Lĩnh vực bán lẻ đóng góp 43% tổng doanh thu của thị trường Affiliate Marketing, tiếp theo là lĩnh vực viễn thông và truyền thông, du lịch và giải trí đóng góp lần lượt 24% và 16%. 
Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) là gì?

Lợi ích khi triển khai Affiliate Marketing 

Chi phí bắt đầu rất thấp: Bạn không cần trả phí để tham gia Affiliate, có nhiều bên Brand sẵn sàng trà cho bạn một khoản phí nhỏ (dưỡng như phí booking) để bạn có thể tham gia nền tảng Affiliate của họ nếu bạn có các tài nguyên tốt. 

Rất dễ dàng để tham gia: Cùng với sự bùng nổ của các nền tảng và hiệu quả của Affiliate, bạn dường như chỉ mất thời gian ngắn để đăng ký và được phê duyệt. 

Chẳng cần lo quá trình chăm sóc đổi trả: Nếu bạn làm sale chắc đáng sợ nhất là phần hậu bán hàng, phải chăm sóc và xử lí hậu quả đơn hàng mệt nghỉ, nhưng nếu là Affiliate, công việc của bạn có lẻ là khiến khách hàng chốt đơn mà thôi. 

Không cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ: Chi phí nhập hàng hay phát triển sản phẩm thường là vấn nạn của rất nhiều dân kinh doanh nhưng nếu Affiliate, để tạo ra sản phẩm bạn chỉ mất 0 đồng. Việc của bạn không phải là lo lắng chi phí hàng bán mà là đau đầu để lựa chọn sản phẩm phù hợp để triển khai. 

Kiếm tiền mọi lúc, mọi nơi: Affiliate Marketing là hình thức MMO rất phổ biến trên cộng đồng thế giới và Việt Nam, đây cũng là hình thức kiếm tiền thụ động cực kỳ hiệu quả khi bạn xây dựng được lượng tài nguyên tốt. 

Sơ đồ đơn giản về Affiliate Marketing 

Nhìn vào sơ đồ dưới, các bạn có thể hiểu đơn giản là: 

Các hình thức cơ bản của Affiliate Marketing

  • Product Launch: Như tên gọi của loại hình Affiliate Marketing này, nó dùng cho những chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới với các mục đích từ nhà cung cấp thu hút khách hàng mới nhằm tăng doanh thu 
  • Niche Site: Niche site có thể coi là hình thức Affiliate phổ biến, lâu dài và phát triển nhất. Nhà phân phối xây dựng hệ thống site về một lĩnh vực nhất định, doanh thu hút người truy cập chính là khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp. 
  • Authority site: Authority tương tự với Niche site, điểm khác biệt là thay vì viết một niche, một ngách nhỏ thì Authority site viết nội dung bao quát lĩnh vực hơn.

Các KPI thông thường để đo lường 

  • CPS – Cost per sale: Chỉ trả phí khi đơn hàng thành công 
  • CPO – Cost per order: Chỉ trả phí khi có khách đặt hàng 
  • CPL – Cost per lead: Chỉ trả phí khi khách hoàn thành đăng ký 
  • CPR – Cost per Register: Chỉ trả phí khi có người đăng ký cài đặt Mobile App + Đăng ký tài khoản, chống fraud và cài đặt ảo. 
  • CPC – Cost per click: Chi phí trả cho một click KOC – Key Opinion Customer: Booking performance KOL Influencer trong hệ thống

Hình này mình tự vẽ nên hơi xấu

Các nền tảng để bạn triển khai Affiliate Marketing 

Có nhiều bạn mất tiền không đáng có gì vì nhẹ dạ cả tin để kiếm nền tảng Affiliate, nên hôm nay mình giới thiệu cho các bạn một số nền tảng uy tín để bạn bắt đầu: 

Accesstrade: https://accesstrade.vn/

Nền tảng Accesstrade làm khá tốt và đảm bảo cho các chiến dịch Affiliate Marketing, các nền tảng lớn như sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada) đều có thể liên kết thông qua nền tảng để dễ dàng quản lý. Hiện hơn 100.000 nhà phân phối và hàng trăm chiến dịch đều đặn đang được triển khai trên nền tảng này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều cách thức cũng như các khóa học về cách triển khai Affiliate Marketing thông qua Accesstrade. 

Shopee: https://shopee.vn/affiliate/

Dễ dàng đăng ký nhanh chóng và cực tiện lợi khi sử dụng. Bạn có thể đăng ký trực tiếp với sàn Shopee để triển khai các chiến dịch Affiliate trên nền tảng này. Có 2 dạng là seller và publisher. Đối với seller bạn chỉ có 1 chatbot trên Facebook để gắn link aff và báo cáo các chỉ số, doanh thu còn với publisher (Khi bạn có tài nguyên đủ lớn được công nhận) thì bạn sẽ có hẳn 1 dashboard để theo dõi. 

Adflex: https://adflex.vn/

Nền tảng này cũng rất uy tín để bạn triển khai Affiliate, các brand trên nền tảng này cũng rất sẵn chi trả, bạn có thể nhận các deal aff lên tới 30-40%, tập trung các ngành hàng TPCN, sinh lý, thời trang, chăm sóc sức khỏe,.

Masoffer: https://masoffer.com/

Cùng một công ty chủ quản của Adflex, cung cấp dịch vụ Affiliate, hiện hơn 10.000 đang tham gia và sử dụng nền tảng này kiếm tiền khá hiệu quả 

Các nền tảng khóa học online, như Unica, Kyna cũng cung cấp các dịch vụ Affiliate, bạn có thể tìm hiểu và đăng ký. 

Affiliate Marketing rất đa dạng, bạn hoàn toàn trực tiếp deal với các brand để nhận được dịch vụ Aff cho bất cứ loại ngành nghề dịch vụ nào, vì họ thường coi đây là kênh đầu tư thay vì trả tiền quảng cáo cho platform thì trả tiền affiliate cho bạn cũng tương tự. 

Luồng tư duy khi triển khai Affiliate Marketing 

Đối với mình, Affiliate Marketing như mô hình kinh doanh thu nhỏ để triển khai, thông thường sẽ có 3 luồng tư duy cơ bản (góc nhìn của mình): 

Tư duy 01: Có thị trường => sản phẩm

Trước khi bạn triển khai về sản phẩm gì hãy tạo cho mình thị trường trước. Đây là mô hình rất tốt khi bạn kinh doanh, tránh tồn hàng thời gian ban đầu và tạo động lực để bán hàng rất tốt. Mô hình Affiliate Marketing cũng tương tự như vậy khi bạn bắt đầu triển khai bất kỳ sản phẩm nào, hãy tạo tài nguyên trước. 

Ví dụ: Bạn muốn bán một sản phẩm về đồ gia dụng. Hãy xem mình có thế mạnh gì rồi mới triển khai. Ví dụ, bạn có nguồn traffic từ blog, group chuyên review về đồ gia dụng, có mối quan hệ trong ngành gia dụng hay có các KOL, KOC về đồ gia dụng. 

Tư duy 02: Có sản phẩm => Tăng thu nhập/thương hiệu

Ngoài nguồn doanh thu bán sản phẩm, bạn có thể tăng doanh thu từ Affiliate từ 10-15% hoặc quảng bá từ các KOL liên kết review về sản phẩm. 

Ví dụ: Một sản phẩm A doanh thu trung bình 100tr/tháng, nhưng kết nối Affiliate, tăng được 15tr doanh thu hàng tháng từ đường link kết nối với sàn Ecommerce hoặc traffic mua hàng từ các KOL giới thiệu sản phẩm. 

Tư duy 03: Chưa có gì => Tìm kiếm cơ hội kiếm tiền từ Aff

Bạn đặt mục tiêu trong thời gian tới phát triển một ngành hàng hoặc một sản phẩm bất kỳ và có thể kiếm tiền từ Affiliate MKT. Đây có thể là trường hợp phổ biến nhất đối với nhiều bạn, khi bạn chưa hề có tài nguyên nào và phải tự xây dựng từ đầu. 

Ví dụ: Mình muốn bán sách và 5 năm tới muốn có một hệ sinh thái về sách, văn phòng phẩm,… để kiếm tiền Affiliate và bán hàng của mình. Vậy nên mình xây profile, website, fanpage để bán sách. 

>>> Chiến lược xây dựng group bán hàng lên 10.000 thành viên chỉ trong 2 tháng 

Xác định nền tảng triển khai 

Nhiều bạn hay hỏi mình em có nền làm tiktok không? Em có nên làm blog giống anh hay để triển khai Affiliate Marketing không? Các câu hỏi này thật sự rất chung chung và các bạn chưa hiểu thật sự các nền tảng là gì để mà có thể đu theo, nên mình muốn viết một cách ngắn gọn về tổng quan các nền tảng để triển khai. 

Tại thời điểm bây giờ, có hàng trăm nền tảng marketing khác nhau để bạn lựa chọn, đối với mình người làm trong ngành lâu năm cũng chỉ biết một phần rất nhỏ trong các nền tảng này thôi. 

Trong giới digital marketing, để rút gọn lại và giúp các marketer dễ dàng chọn lựa, người ta chia làm 3 platform: Paid – Owned – Earned. 

Paid Media: Đây là platform bạn cần trả tiền để quảng cáo, ví dụ như Facebook bạn cần trả tiền cho Mark Zuckerberg để có thể quảng cáo về tin nhắn hay bình luận trên nền tảng này. Đây là nền tảng cho Digital Ads, Digital Media (Social Ads, search ads, video ads, Mobile Ads (SMS), sponsored Ads (PR, forum seeding, influence marketing)

Owned Media: Bạn chỉ cần hiểu đây là platform bạn có thể sở hữu hoàn toàn nó và có thể thoải mái sử dụng và thay đổi, đặc biệt không có bất cứ sự ràng buộc nào. Ví dụ các platform là Owned Media (Website, App -Hệ thống CRM, Emails, database (thu thập được) -Content (Articles, video).

Nhiều bạn hỏi mình Fanpage, group FB có phải Owned Media không thì các nền tảng này là không nhé! Vì khi với các bài đăng của bạn chỉ tiếp cận được số lượng rất nhỏ mà bạn sở hữu được. Ví dụ một fanpage 100.000 like thì trung bình 1 bài đăng của bạn chỉ tiết kiệm được 0.1 – 5% hoặc nhiều lắm 30% số lượng người đã like page của bạn, trừ khi bạn phải bỏ tiền quảng cáo. Đây được gọi là Semi Owned. 

Earned Media: Một nền tảng để bạn có thể lan tỏa tất cả nội dung của bạn mong muốn cực kỳ hiệu quả, bản chất của Earned Media là nền tảng Social. Bạn có thể check nền tảng Earned Media với Interaction on social, Viral stories, Discussion, WOM, Review (thảo luận với từ khóa tích cực). 

Ưu và nhược điểm của 3 nền tảng

Cách sử dụng cơ bản của 3 nền tảng này hiệu quả: 

Tạo ra một thông điệp hay và phát triển campaign từ Owned Media => Đẩy thông điệp đó đi xa hơn bằng Paid Media, tăng độ nhận diện cũng như tiếp cận của chiến dịch => Lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bằng nền tảng Earned, mọi người cùng bàn luận vấn đề đó. 

Nó dường như tạo ra một hệ sinh thái xoay vòng bền vững => Mục tiêu ra tăng được organic traffic và returning user nhận biết và trung thành thương hiệu. 

Bắt tay vào chọn kênh 

Khi đã xác định được các nền tảng Paid – Owned – Earned rồi hãy bắt tay vào chọn kênh bằng cách đặt các câu hỏi sau: 

Tại sao nên chọn kênh này? 

  • Bạn có sẵn sàng đầu tư tiền và thời gian của mình => Mục tiêu: xây dựng người theo dõi thương hiệu (1tr người theo dõi hay 10tr người theo dõi)
  • Có đủ kiên nhẫn và cam kết tạo ra nội dung chất lượng và tính chất liên tục?
  • Bạn có sẵn sàng đối mặt với một số trường hợp xấu nhất và có giải pháp thay thế khi sử dụng nền tảng hay không? (Ví dụ như trường hợp tài khoản quảng cáo của Facebook hay bị quét)
  • Tính dễ thay đổi của nền tảng như nào? (Sau khi đầu tư thời gian và tiền bạc cho 1tr follow thì có thật sự đem lại lợi nhuận và có nền tảng thay thế liền không?)

Điều gì khiến đây là một platform lý tưởng để xây dựng? 

  • Cân nhắc mạng xã hội phù hợp với thương hiệu? 
  • Số lượng người dùng và sự tăng trưởng? 
  • Nhóm độ tuổi? Nhân khẩu học? 
  • Loại nội dung phổ biến? 
  • Hành vi người sử dụng? 
  • Tiêu chuẩn tiếp cận và tỉ lệ tiếp cận? Tỷ lệ tiếp cận tự nhiên? 
  • Tỷ lệ truy xuất? Bảo vệ dữ liệu?

Nếu bạn là một người kỹ tính thì trả lời các câu hỏi trên với từ góc nhìn bản thân thì bạn hẵng đầu tư thời gian và công sức của mình để triển khai tài nguyên. Không chỉ dành cho việc kiếm tiền Affiliate cho nền tảng này, bạn cũng có rất nhiều cách để khuếch đại doanh thu của mình nếu có tài nguyên đủ tốt. 

Lựa chọn KPI cho phù hợp 

Đứng trên bất kỳ cương vị và giai đoạn nào, bạn đều cần cho mình một bộ KPI phù hợp để triển khai. Đây cũng là tư duy của một nhà chiến lược Marketing chuẩn chỉnh, ví dụ đơn giản là thời gian đầu bạn xây dựng, đặt một KPI về doanh số hay tỷ lệ chốt đơn sẽ không phù hợp mà là traffic, người follow hay đăng ký sẽ lý tưởng hơn.

Mỗi một giai đoạn hay điểm chạm khách hàng, thì một bộ KPI cũng sẽ khác nhau, các bạn đơn giản sẽ ảnh dưới đây sẽ hiểu. 

Ảnh mình cắt từ khóa học digital foundation của Brand VN

Trong một customer journey thì bộ KPI sẽ khác nhau, trên ảnh chỉ là các KPI cơ bản để bạn xác định, mỗi nền tảng sẽ có những KPI chủ đạo khác nhau bạn cần chú ý. Ví dụ bạn muốn phát triển group FB thì cần chú ý tới thành viên tham gia hay tỷ lệ người tương tác nhưng fanpage thì số lượng người like, số lượng engagement hay inbox sẽ là KPI phù hợp. 

Ví dụ các KPI của từng nền tảng 

Lựa chọn phễu khách hàng 

Đến giai đoạn này cũng gần như giai đoạn cuối của hành trình triển khai Affiliate Marketing, có thể bạn thấy hơi phức tạp nhưng nếu làm đầy đủ các bước, các tài nguyên của bạn thành hình thì việc phát triển lên sẽ dễ dàng hơn nếu ngay từ đầu bạn không có mục tiêu phát triển. 

Đến với phễu khách hàng chính là điểm chạm từ đầu đến cuối, khách hàng của bạn đi đâu về đâu. Cái này tùy vào phương pháp và góc nhìn của từng bạn để triển khai, mỗi sản phẩm hay ngành sản phẩm có phễu khách hàng khác nhau. 

Ví dụ, một phễu đơn giản là bạn đăng video review sản phẩm trên tiktok của bạn => khách hàng thấy thú vị và truy cập đường link bạn gửi trên phần cmt => Đường link dẫn về sàn TMĐT của khách hàng (gắn link Aff của bạn) => Khách hàng chốt đơn và bạn nhận hoa hồng

Tuy nhiên có nhiều phễu phức tạp hơn nếu bạn muốn chốt, cái này phụ thuộc vào tâm lý khách hàng từng giai đoạn. 

Ví dụ phức tạp: 

  • Bạn triển khai quảng cáo trên nền tảng FB, khách hàng thấy một lần nhưng vẫn chưa có ý định
  • Bạn triển khai remarketing để khách hàng thấy lần nữa và khách hàng bắt đầu tò mò về sản phẩm và nội dung
  • Khách hàng truy cập đường link vào fanpage bạn và đọc nội dung
  • Khách hàng search thông tin trên GG để tìm hiểu thông tin về sản phẩm 
  • Khách hàng tìm thấy đường link để tham gia group zalo của bạn
  • Khách hàng tham gia một buổi webinar hay khóa học miễn phí trên group zalo của bạn
  • Khách hàng hiểu sản phẩm và muốn mua sản phẩm
  • Khách hàng gọi điện để tư vấn hoặc nhắn tin trực tiếp hỏi kỹ về sản phẩm
  • Khách hàng chốt đơn 

Có rất nhiều phễu khác nhau và bạn cần lựa chọn một phễu phù hợp cho riêng mình, bạn có thể xác định theo luồng traffic của khách hàng để làm KPI cho đơn giản, traffic cũng có traffic lạnh – ấm – nóng theo từng giai đoạn và mục tiêu cuối cùng là khách hàng chốt đơn hoặc mua lại. 

Quy trình để làm hiệu quả Affiliate Marketing 

  1. Bạn xác định nền tảng mình muốn triển khai
  2. Bạn xây dựng tài nguyên, đặt KPI phù hợp để phát triển và xem free traffic và paid traffic phù hợp với ngân sách hiện có đổ về tài nguyên của bạn
  3. Đo lường và tối ưu các chỉ số theo KPI => Khuếch đại chúng theo dịp hoặc chương trình của nền tảng Affiliate (Ví dụ dịp 11/11 của TMĐT) 

Một số lưu ý để bạn làm Affiliate tốt hơn 

  • Nhớ rút gọn link khi triển khai: Hiện affiliate cũng bắt đầu phổ biến, nhiều khách hàng thường có tâm lý ghét người nào ăn tiền của mình khi mua đồ, nên bạn nhớ rút gọn link hoặc thay đổi đuôi của link thêm thân thiện 
  • Đừng đứng núi này trông núi nọ: Nếu bạn đang làm tốt cái của mình thì tập trung phát triển và đi sâu vào hệ sinh thái liên quan xung quanh. Đừng có đang bán đồ bếp núc thấy sản phẩm thời trang ngon lại tham gia, lúc này user sẽ lẫn lộn và bạn mất dần đi traffic chất lượng. 
  • Lạm dụng quá nhiều vào 1 kênh: Chủ đề đa kênh cho nhà kinh doanh đang rất hot gần đây và các con dân làm Affiliate cũng không ngoại lệ, thử nghiệm các nền tảng mới liên tục sẽ khiến bạn khuếch đại hiệu quả khi triển khai tốt hơn 
  • Hiểu rõ sản phẩm mình muốn làm
  • Đo lường thường xuyên: Chủ đề đo lường chắc rất rộng, nhưng bạn cứ follow theo KPI ban đầu và xác định chúng rõ ràng để tối ưu
  • Quan tâm về vấn đề tài chính: Xác định sản phẩm nào hiệu quả, kênh nào hiệu quả mà đầu tư, đừng có lan man mãi chưa tìm kiếm được cách để triển khai phù hợp

Trên đây là một số kiến thức bạn có thể mở rộng được góc nhìn khi làm Affiliate Marketing, mong giúp ích phần nào cho bạn trên con đường triển khai tốt nhất. 

Nếu bạn thích chủ đề này có thể donate momo cho mình, một chút món quà nhỏ nhắn này sẽ giúp mình có tiền cafe sáng mỗi ngày, viết những bài viết hay ho dành tặng cho bạn. 

Momo: 0766462292 – Lê Tuấn Nghĩa

Xin cảm ơn

>>> Cùng tham gia ngay group của mình để theo dõi các bài blog sớm nhất: Tại đây!

—–

Các bài viết mọi người có thể đọc thêm:

>>> Làm gì để “sinh tồn” trong ngành Digital Marketing
>>> Mình đã kiếm 100 triệu trong vòng 50 ngày như thế nào?
>>> Để thành công trong 50 năm nữa, chúng ta sẽ làm gì?
>>> Xây dựng ý tưởng Digital Marketing chỉ với 5 bước đơn giản
>>> Làm thế nào để tìm kiếm mentor giúp đỡ mình trong thời gian khởi đầu? 

Matthew Le

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *