Mục lục
Trang chủ >> Chia sẻ >> Góc nhìn >> 7 việc giúp sinh viên cải thiện và vượt trội mỗi ngày
Sinh viên từ nhiều góc nhìn
Đây là góc nhìn của đứa gần ra trường của mình. Có thể sai hoặc đúng với nhiều người nhưng rất mong bài viết giúp bạn một cách tích cực về việc phát triển bản thân.
Đối với góc nhìn của mình, sinh viên được chia làm nhiều loại:
1) Toàn tài: Từ việc kiếm tiền đến học trên trường đều giỏi
2) Học bá: Chỉ tập trung học và kỳ nào cũng ẵm học bổng, cũng chăm các hoạt động trên trường
3) Chăm làm: Chăm chăm kiếm tiền nhưng chểnh mảng việc học (mình nè, rớt vài môn à)
4) Chán nản: Lười từ việc học đến việc đi làm, cũng có thể vì bố mẹ giàu nhưng cũng có thể chẳng muốn làm gì. Loại 4 cũng có kiểu là thiên tài, chỉ thích với đam mê của bản thân và mặc kệ sự đời, nhưng phần này khá ít
Đối với loại thứ 3: “Chăm làm” có 2 kiểu:
– 1 là kiểu ham giàu: làm bất cứ thứ gì để giàu nhanh, dễ bị lừa gạt vào con đường đa cấp, thậm chí bán thân
– 2 là kiểu may mắn vô được môi trường hoặc cực kỳ giỏi để bứt phá trong quãng thời gian đi học
Mỗi thể loại trong này để có ưu – nhược điểm riêng, không phải là cái gì cũng tốt hoàn toàn, hay cái gì cũng xấu 100%. Ví dụ như chăm làm như mình, để rớt vài môn học (may mắn có bồ giúp đỡ) tốn rất nhiều thời gian công sức để học lại, chi phí cơ hội những lúc đó bị mất đi.
Hoặc loại thứ 4 (chán nản) thì nhiều người bỏ 1 năm đi gap year tìm lại bản thân và khi quay trở lại tìm thấy được ý nghĩa của bản thân, vượt trội hơn nhiều bạn rất nhiều.
Việc phân chia này chỉ để giúp bản thân bạn nhận ra được mình đang nằm trong loại nào để đưa ra cho chính bản thân mình câu trả lời phù hợp về cách phát triển bản thân.
Vậy để đưa ra câu trả lời cách nào để cải thiện bản thân và vượt trội hơn mỗi người, mình sẽ đưa từ góc nhìn của chính bản thân mình và tham khảo một vài case study của một vài bạn trên thực tế.
>>> Đọc thêm bài viết: Tự do tài chính – Cuộc sống không phải lo sợ vì tiền
7 điều sinh viên nên làm
1) Buông bỏ một số công việc tốn nhiều thời gian nhưng không đạt được giá trị như mong muốn
Trải qua quãng thời gian làm bê bàn và phục vụ hồi cấp 3 nên mình nhận ra một điều là không bao giờ sẽ làm lại những công việc này. Bởi chiếm tốn rất nhiều thời gian của mình nhưng thu nhập không đạt được đúng giá trị cũng như không học hỏi được nhiều (trừ những bạn làm nghề nhà hàng, khách sạn bắt buộc phải đi để trải nghiệm).

Ngoài ra, một số công việc như bảo vệ cũng rất tốn nhiều thời gian, thu nhập không đạt được như mong muốn, nếu bạn có một cơ thể trẻ khỏe thì nên nhường các công việc đó cho những người trung niên khó có khả năng cạnh tranh trong công việc.
Đây luôn là lời khuyên đầu tiên của mình khi nói chuyện với các bạn sinh viên mới bước vào cổng trường đại học.
Trong khoảng thời gian này, nên coi như là khoảng thời gian để “đầu tư” cho việc học như học trên trường, học điều gì bổ ích, học kỹ năng, học các công việc liên quan đến chuyên môn..
Nếu gia cảnh quá khó khăn thì hãy làm việc 1 ca thôi, và thời gian khác đầu tư cho việc học. Bạn bỏ uổng phí 4 năm đại học cho các công việc chân tay hay part-time sẽ khiến khả năng chuyên môn không có và sự cạnh tranh đối với nhiều bạn đồng lứa cũng kém đi.
2) Đầu tư cho việc học các kỹ năng quan trọng trong môi trường công sở
Các kỹ năng đó bao gồm:- Khả năng sử dụng tin học văn phòng cơ bản
– Khả năng sử dụng tiếng anh cơ bản (dùng để nói chuyện, đọc, nghe thậm chí là viết lách)
– Học cách biểu đạt ý mình bằng lời nói một cách logic và rõ ràng (rất nhiều bạn bỏ qua, những kỹ năng này rất quan trọng khi nói chuyện bình thường hay thuyết trình, mình mất tận 2 năm trời chỉ để cải thiện điều này).
– Học hỏi và trau đổi kỹ năng viết lách (ai cũng có thể viết được, quan trọng là bạn muốn hay không thôi, chắc chắn sẽ có ích cho bản trong tương lai, dù sớm hay muộn).
– Kỹ năng phân tích vấn đề (một kỹ năng nhiều người bỏ qua nhưng nó sẽ là điểm sáng quan trọng khi bạn có thể tự giải quyết bất cứ khúc mắc nào)
– Kỹ năng research (Kỹ năng giúp mình kiếm tiền và tiết kiệm tiền từ rất sớm, chỉ một vài keyword trên GG hay FB là bạn có thể giải quyết được mọi thứ)
>>> Đọc thêm bài viết: Học lấy chứng chỉ trong mùa dịch hoàn toàn miễn phí. Tại sao không?

3) Sự tự tin và năng động chính là điểm khác biệt
Năng động và tự tin chắc chắn sẽ hơn những người ù lì và thu mình (mặc định những câu như này là không nói tới những người có tài với bệnh về tâm lí).
Tự tin khiến khuôn mặt hay cơ thể bạn tỏa sáng, rất dễ gây chú ý với những người xung quanh. Nếu như bạn biết tới hiệu ứng Matthew mình đã nói từ bài:
https://matthewle47.com/lam-the-nao-de-tim-kiem-mentor-giup-do-minh-trong-thoi-gian-khoi-dau/ thì hãy thử đọc.
4) Kết nối với những người đi trước
Nếu bạn học trên trường học, giảng viên có thể là lựa chọn tuyệt vời bởi kinh nghiệm sống với trải nghiệm làm việc thực tế kèm lý thuyết. Nhưng họ chắc chắn luôn có khoảng cách với bạn và không phải ai cũng đủ can đảm để nhờ họ giúp.
Chính những anh chị đi trước là chìa khóa để bạn có thể kết nối các công việc chuyên môn và cơ hội về công việc. Đừng bỏ lỡ cơ hội nào khi được họ trao, và kết nối họ thật tận tình.
5) Đặt mục tiêu cao hơn so với bạn đồng trang lứa
Đừng nhầm tới việc ATSM khi bạn đòi phải có 1 tỷ USD năm 22 tuổi mà hãy đặt mục tiêu cao hơn môi trường của chính bản thân mình. Không phải tự nhiên các sinh viên trường đại học Ngoại Thương lại vượt trội hơn nhiều sinh viên khác, bởi môi trường và áp lực của họ cần một mục tiêu chung cao hơn rất nhiều với các bạn trường khác.
Hãy đặt cùng mục tiêu như họ trong môi trường của mình hoặc thậm chí là cao hơn chút (nhưng đừng ảo tưởng). Phấn đấu để điều đó thành hiện thực chắc chắn sẽ giúp bạn vượt trội không chỉ về việc học hay công việc chuyên môn.

6) Vượt rào
Vượt rào bản thân khỏi vòng an toàn.
– Nếu bạn chưa từng đứng trên bục bản thân thì hãy thử
– Nếu bạn chưa từng leader bất kỳ nhóm nào thì hãy thử
– Nếu bạn chưa từng tham gia CLB gì cũng hay thử
– Nếu bạn chưa từng thực hiện một thứ gì ngoài sức của bản thân mình thì hãy cố gắng thử
Tất cả sẽ cho bạn một góc nhìn hay trải nghiệm đặc biệt là bạn có thể làm bất cứ thứ gì nếu mình muốn.

Khi đứa tệ về âm nhạc như mình đi học đàn để trải nghiệm (góc phải ngoài cùng, đứa áo đen với khuôn mặt không biết cười khi chụp ảnh)
>>> Đọc thêm bài viết: On mic: Sinh viên học chuyên môn, ra trường sẽ kiếm bộn!
7) Quản lý tiền bạc
Trừ khi bạn có một ông bố giàu như mình luôn nói, còn không sống như người bình thường thì đừng phung phí quá nhiều tiền bạc cho buổi nhậu nhét hay đi chơi.
Ăn sáng đầu tháng, mì gói cuối tháng chỉ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và thiếu dinh dưỡng. Với bất kỳ công việc đầu tư hay cơ hội nào đó để bạn đạt được với một số tiền nhưng bạn đã tiêu sạch một cách phung phí từ lâu rồi thì điều đó do chính lỗi của bạn.Lập danh sách chi tiêu và quản lý chúng chính là điều kiện giúp bạn hơn nhiều người khác.
Đây là 7 điều mình nghĩ sinh viên nên làm với chính góc nhìn của bản thân, rất mong diều này giúp ích cho bạn.
Nếu bạn thích chủ đề này có thể donate momo cho mình, một chút món quà nhỏ nhắn này sẽ giúp mình có tiền cafe sáng mỗi ngày, viết những bài viết hay ho dành tặng cho bạn.
Momo: 0766462292 – Lê Tuấn Nghĩa
Xin cảm ơn
>>> Cùng tham gia ngay group của mình để theo dõi các bài blog sớm nhất: Tại đây!
Matthew Le
———
Các bài viết mọi người có thể đọc thêm:
>>> Làm gì để “sinh tồn” trong ngành Digital Marketing
>>> Mình đã kiếm 100 triệu trong vòng 50 ngày như thế nào?
>>> Để thành công trong 50 năm nữa, chúng ta sẽ làm gì?
>>> Xây dựng ý tưởng Digital Marketing chỉ với 5 bước đơn giản
>>> Làm thế nào để tìm kiếm mentor giúp đỡ mình trong thời gian khởi đầu?
Hi, Mình là Matthew Le với kinh nghiệm 4 năm trong lĩnh vực Digital Marketing. Rất mong các bài viết của mình đóng góp những giá trị hữu ích và góc nhìn mới cho cộng đồng.
2 Comments
Bài viết rất hay anh ạ. Em có gặp vấn đề trong việc tình bày vấn đề một cách logic, chỉnh chu, thuyết phục ạ. Em vẫn đang cố gắng cải thiện bằng cách áp dụng phương pháp OREC(opinio-reason-example-conclusion). Em mong muốn anh có thể chia sẻ về kinh nghiệm và lời khuyên cho em và các bạn muốn cải thiện vấn đề này nhiều hơn ạ. Em cảm ơn anh rất nhiều ạ.
Hi Nhi, việc trình bày logic anh cũng đã phải rèn luyện rất nhiều. Mong vài cách của anh có thể áp dụng được cho em:
1) Nói chậm lại (anh thường nói rất nhanh và không kiểm soát được), nói chậm lại sẽ giúp em nghĩ được nhiều hơn
2) Nghĩ hệ thống câu chuyện trước khi nói (tránh bị lan man và không đúng chủ đề)
3) Trau dồi Speaking English (anh rèn luyện được logic vấn đề từ speaking, phải nghĩ cho câu chuyện logic và bắt đầu nói ra, nói bằng một thứ tiếng khác giúp em phát triển tư duy tốt hơn nữa)
Đó là tất cả cách anh phát triển cách nói logic. Mong giúp được cho em